Call of Cthulhu: Dark Corners of the Earth

Call of Cthulhu: Dark Corners of the Earth (DCE) là tựa game thuộc thể loại kinh dị. Game là sản phẩm hợp tác giữa Ubisoft và Bethesda Softworks và 2K phát hành 2005.

Cốt truyện

Dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng The Call of Cthulhu của của nhà văn H.P. Lovecraft vốn đã được chuyển thể thành phim vào năm 2005, Dark Corners of the Earth hiển nhiên sở hữu một cốt truyện cực kỳ hấp dẫn. Tại trại tâm thần Arkham, trong một căn phòng tối tăm với 4 bức tường phủ đầy hình vẽ nguệch ngoạc, kỳ dị có một bệnh nhân tên là Jack Walters đang lặng lẽ đứng lên chiếc ghế gần đó để chuẩn bị buông mình treo cổ. Tại sao Jack lại có hành động tuyệt vọng đến như vậy?

Để giải đáp cho điều đó, hãy cùng trở về thời điểm 6 năm về trước, khi Jack vẫn còn là một thám tử đang cố gắng cùng cảnh sát trấn áp một đám người lạ mặt trong căn nhà đổ nát. Khi đang cố gắng thuyết phục một kẻ có biểu hiện tâm thần thì bất ngờ một tiếng súng vang lên. Hắn đã tự kết liễu cuộc đời sau khi nói với Jack vài lời nói rất khó hiểu. Đồng thời, những biểu tượng kì lạ trong căn nhà đó như ám ảnh tâm trí anh một cách kỳ lạ, không thể giải thích.

Một đêm nọ, khi đang làm việc với đống sổ sách, Jack nhận được một cuộc gọi từ một người tên là Anderson để nhờ anh tìm kiếm người thân bị mất tích tại Innsmoth, một thị trấn với cái tên vừa xa lạ vừa kỳ lạ. Vừa đặt chân đến nơi, anh đã nhận thấy những điều bất thường đến mức kinh khủng: xác người bị treo dưới các đường cống ngầm, người dân tỏ ra không thiện cảm với sự có mặt của anh, và từ chối trả lời tất cả những câu hỏi mà anh đặt ra. Linh cảm cho thấy có điều chẳng lành, cộng với “máu nghề nghiệp” sẵn có, Jack quyết tâm tìm ra câu trả lời bất chấp những hiểm nguy đang rình rập.

Lối chơi

DCE là một game kinh dị, nhưng thay vì sử dụng thủ pháp khá “cũ kỹ” là những con quái vật nhảy xổ ra từ mọi hướng, hãng Headfirst Productions đã “thả” người chơi vào một bầu không khí cực kỳ căng thẳng. Game không sử dụng thanh máu mà những vết thương của Jack sẽ hiện ngay trên cơ thể khi mở Inventory. Bị thương ở bộ phận nào, bạn sẽ phải chữa thương cho bộ phận đó. Nếu bạn không giúp Jack tỉnh táo, màn hình load game sẽ là thứ bạn nhìn thấy nhiều nhất trong suốt quá trình chơi.

Bên cạnh những pha rượt đuổi đầy căng thẳng, bạn cũng sẽ được tiếp xúc với những món vũ khí cơ bản như dao, súng lục, súng trường để sử dụng trong những tình huống gian nan, bất khả kháng. Tuy nhiên, những trận đấu súng trong DCE khá căng, bởi game không cung cấp hồng tâm khi nhắm bắn, số lượng đạn dược rất khan hiếm và bạn sẽ phải tốn 2-3 viên shotgun vào đầu kẻ thù để có thể hạ được chúng!

Bên cạnh đó, camera tỏ ra kém linh hoạt, cùng phần AI của kẻ thù cũng chưa được đầu tư kỹ lưỡng. Tất nhiên, vì đây là một game phiêu lưu kinh dị chứ không thiên về hành động, nên súng đạn không phải là cách giải quyết tình huống mà chính là cái đầu nhanh nhạy cùng khả năng quan sát tinh tế. Nếu xử lý khéo léo, bạn hoàn toàn có thể tận dụng lối chơi “lén lút” bằng cách sử dụng các góc tối, các rào chắn, hay thậm chí là “rón rén” ngay sau lưng bọn “dân làng” để vượt qua trở ngại, thay vì cầm một khẩu súng xông vào “tả xung hữu đột” và dẫn đến cái chết “tức tưởi”!

Hình ảnh và âm thanh

Hình ảnh của game có phần hơi “cũ kỹ” bởi những cử động của nhân vật khá thô cứng, ngay cả bàn tay nhân vật chính cũng chưa được thật cho lắm. Các nhân vật phụ như cảnh sát, dân làng đều không tạo được ấn tượng nổi bật nào. Đồng thời, phần lớn các khung cảnh đều mang màu sắc tối tăm tương đối khó nhìn, và đôi khi bạn sẽ phải “căng mắt” mới phát hiện ra một cái hốc nhỏ thông giữa 2 căn phòng. Tuy nhiên, việc sử dụng tông màu xám tối áp dụng lên các bề mặt vật thể khiến đồ họa của game tỏ ra rất phù hợp với bối cảnh những năm 1920. Từ những ngôi nhà gỗ cũ kỹ, lụp xụp, đến những ánh đèn điện leo lét trong các ngõ hẻm, không gian ẩm thấp, kì dị trong các hầm ngục đều được thiết kế và tô vẽ khá vừa mắt.

Bên cạnh mảng đồ họa chấp nhận được, DCE cũng được đầu tư cho phần âm thanh khá nghiêm túc. Game không sử dụng nhạc nền trong các tình huống, nhưng bạn có thể yên tâm vì những phần âm thanh khác được thực hiện rất tốt: tiếng động phát ra từ một góc tối nào đó có thể khiến bạn giật mình, hồi hộp và lo sợ trong một bối cảnh đầy rẫy hiểm nguy.

Tổng kết

Dù với những khuyết điểm đáng tiếc ở phần đồ họa và mảng hành động, nhưng với sự thể hiện xuất sắc trong cốt truyện, lối chơi phiêu lưu và phần âm thanh, Call of Cthulhu: Dark Corners of the Earth vẫn là một sự lựa chọn xứng đáng cho các “tín đồ” game kinh dị nói chung và fan của tiểu thuyết của Lovecraft nói riêng. Nếu bạn đã từng say mê với Penumbra hay Amnesia: The Dark Descent, một chút “hoài cổ” của những năm 1920 cũng rất thú vị đấy!

Tải game và cài đặt

Bạn có thể mua game trên Steam để ủng hộ nhà phát triển tại đây.

Hoặc bạn có thể tải Call of Cthulhu: Dark Corners of the Earth miễn phí tại đây:

Password: divineshop

Last updated